Top 5 các loại sâm Việt Nam được trong nước và quốc tế ưa chuộng
Top 5 các loại sâm Việt Nam được Ưa Chuộng nhất. Khách hàng Việt Nam hiện nay thường chủ yếu biết đến nhân sâm Hàn Quốc mà ít ai biết rằng sâm Việt Nam cũng mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe.
1. Nhân sâm Ngọc Linh – Loại sâm duy nhất chỉ có tại Việt Nam
Sâm Ngọc Linh được các nhà khoa học công nhận là loại sâm quý và tốt nhất thế giới hay còn được gọi là sâm Việt Nam, sâm Trúc, sâm Khu Năm, củ cây ngải rọm con, cây thuốc giấu… Sâm Ngọc Linh là giống sâm được phát hiện thứ 20, cây chỉ mọc tại những nơi có độ cao trên 1200m s với mực nước biển, phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1973 trên đỉnh núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum còn gọi là sâm kon tum, Quảng Nam.
Theo đó, các nhà khoa học đã xác định được có tới 52 loại saponin trong rễ, thân và lá của sâm Ngọc Linh. Trong số đó, có khoảng 26 chất Saponin có cấu trúc hóa học tương tự trong sâm Mỹ, sâm Triều Tiên, sâm Nhật Bản và 26 chất Saponin có cấu trúc mới, hoàn toàn không tìm thấy trong các loại sâm khác.
Dựa trên so sánh cùng các loại sâm khác trên thế giới có thể nhận thấy, sâm Ngọc Linh là loại sâm có nhiều saponin nhất. Ngoài ra, những bộ phân của cây sâm như lá, thân của sâm Ngọc Linh cũng được nghiên cứu và phân lập được 19 saponin dammaran và trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới chưa từng được phát hiện. Hàm lượng thành phần có tới 20 chất khoáng, vi lượng cùng 17 acid amin và hàm lượng tinh dầu 0,1%.
Chính vì vậy, loài sâm này không chỉ mang đến giá trị kinh tế vô cùng to lớn mà còn có hiệu quả chăm sóc sức khỏe rất tốt. Sâm Ngọc Linh có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng trầm cảm, giúp làm tăng số lượng tiểu cầu trong cơ thể, bảo vệ tế bào gan… Không những vậy, loại sâm này còn có thể hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị ung thư, giúp làm giảm sự đau đớn trong quá trình hóa xạ trị.
2. Nhân sâm Lai Châu
Lai Châu là vùng đất có khí hậu khá đặc biệt để phát triển nhiều loại dược liệu quý hiếm, trong đó sâm Lai Châu được ví như sâm Ngọc Linh của Lai Châu. Nhân sâm Lai Châu là một trong những loài dược liệu hiếm được đưa vào Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2007) với tất cả bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Sâm sinh trưởng ở độ cao khoảng 2000m so với mực nước biển tại các huyện Tam Đường, Phong Thổ, Mường Tè của tỉnh Lai Châu, dưới tán rừng nguyên sinh, rậm, thường xuyên mưa gió mùa nhiệt đới.
Hình thái của sâm Lai Châu tương tự giống như sâm Ngọc Linh, phần thân và củ có các mắt đốt sole nhau, lá tròn, không sẻ thùy, phần hai mặt lá có lông, phần hạt có 1 chấm đen.
Sâm Lai Châu có vị đắng ngọt và mùi thơm đặc trưng, khi ăn sẽ thấy lưu vị lại rất lâu. Tùy theo thổ nhưỡng, vị trí địa lý mà sâm Lai Châu có nhiều hay ít đốt. Có một số cây sâm mọc củ, vài năm sau mới bắt đầu ra đốt, một số cây khác lại mọc mỗi năm 2-3 đốt mỗi năm, có củ còn mọc thành nhiều nhánh, mỗi nhánh ra vài đốt một năm.
Theo các nghiên cứu khoa học, sâm Lai Châu sở hữu nguồn gen đặc biệt quý hiếm trong các loại sâm Việt Nam và trên thế giới. Tất cả những bộ phận của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Phần thân rễ thường được dùng để cầm máu, làm thuốc bổ, chống stress, tăng cường sinh lực. Khi uống lá, nụ hoa hãm trà sẽ giúp an thần, kích thích tiêu hóa. Vị sâm Lai Châu ngọt, hơi đắng, tính ôn, gần giống như công dụng của nhân sâm. Đặc biệt, trong phần thân rễ của sâm Lai Châu có chứa saponin “MR2” chiếm tỉ lệ khá lớn, đặc trưng có trong sâm Ngọc Linh. Vì thế, sâm Lai Châu cũng có giá trị kinh tế khá cao trên thị trường.
Tham khảo thêm giá sâm lai châu tại đây chi tiết các loại giá bán của từng loại sâm lai châu : https://samvietnam.net.vn/gia-sam-lai-chau/
3. Sâm Đương Quy – Bài thuốc giúp bồi bổ khí huyết
So với nhiều loại sâm khác trên thế giới, sâm Đương Quy cũng là một trong những loại sâm Việt Nam mang đến nhiều công dụng hiệu quả, đặc biệt là phụ nữ. Sâm Đương Quy được trồng với số lượng lớn tại một số tỉnh vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang… Đây là khu vực có khí hậu thuận lợi, mát mẻ để sâm Đương Quy phát triển.
Đương Quy là cây sâm giúp bổ máu, hỗ trợ chữa xương khớp, thiếu máu, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt. Đặc biệt, sâm Đương Quy còn giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến khí huyết phụ nữ.
4. Sâm Bố Chính
Sâm Bố Chính còn được gọi là sâm Phú Yên, là 1 trong số 5 loại sâm được ưa chuộng tại Việt Nam và trên thế giới. Sâm Bố Chính có nhiều loại khác nhau như hoa màu đỏ tươi, hoa màu hồng phấn, hoa màu vàng, hoa đỏ hồng…
Sâm Bố Chính thường được tìm thấy tại một số khu vực vùng núi của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Quảng Bình và một số tỉnh Tây Bắc khác của Việt Nam. Sâm Bố Chính có hình dáng cao chừng 1m, thân thảo, có thể mọc đứng hoặc mọc bám vào những cây khác. Lá sâm Bố Chính có hình trái xoan, phiến lá giống hình mũi tên, màu xanh, lá sâm có nhiều lông.
Hoa sâm Bố Chính là loại hoa đơn 5 cánh, đường kính khoảng 8cm, quả cây màu xanh non, hình quả trứng với một đầu nhọn, màu nâu, quả hình 5 múi. Sâm Bố Chính có tính mát, vị ngọt đắng giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, bổ khí ích huyết, giảm tình trạng hoa mắt, chóng mặt, đau lưng, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, phục hồi làn da sau bỏng, bồi bổ cơ thể…
5. Nhân sâm cau
Sâm Cau hay còn được là Cồ Nốc Lan, Ngải Cau, Tiên Mao, họ Tỏi voi lùn, thường gặp tại những đồi cỏ ở vùng rừng núi phía Bắc. Có nhiều loại sâm cau khác nhau như sâm cau đỏ, sâm cau đỏ, sâm cau trắng, mỗi loại lại mang đến công dụng riêng trong việc điều trị bệnh cũng như cải thiện sức khỏe cho con người.
Trong thành phần sâm Cau có chứa nhiều hoạt chất, dưỡng chất bao gồm chất nhầy, chất béo, saponin, phenolic glycoside…có tính ôn, vị cay, có độc, đi vào quy kinh Can, Thận… Loại sâm Việt Nam cũng mang đến nhiều tác dụng dành cho sức khỏe như cải thiện tình trạng nam giới tinh lạnh, chữa chứng liệt dương, phụ nữ đái đục, cải thiện tfinh trạng suy nhược thần kinh, có lợi dành cho người già són đại lạnh lạ, vận động khó khăn, người đang bị phong thấp, đau lưng, gối lạnh…
Bên cạnh đó, loại sâm Việt Nam này còn có thể hỗ trợ chữa ngứa, các bệnh ngoài da bằng cách dùng sâm đắp trực tiếp lên vùng da đó.
Lưu ý khi sử dụng sâm Việt Nam
Sâm Việt Nam mang đến rất nhiều lợi ích dành cho sức khỏe con người. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể dùng sâm.
– Những người không nên dùng sâm bao gồm phụ nữ mang thai, người đang khỏe mạnh, những người đang trong giai đoạn cho con bú. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh không nên dùng sản phẩm này.
– Ngoài ra, sâm Việt Nam không thích hợp dùng cho những người tiền sử mắc bệnh tim mạch, huyết áp hoặc những bệnh nhân đang bị tiểu đường đang điều trị bằng thuốc.
– Những người bị rối loạn động máu, rối loạn chảy máu, người đang bị dùng các loại thuốc có chứa thành phần đông máu, chống loạn thần…
Đặc biệt, một số người đang bị tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng cũng cần phải “tuyệt đối” sử dụng sâm để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Có rất nhiều cách sử dụng các loại sâm Việt Nam khác nhau như ngâm rượu, ngâm mật ong, pha trà, sắc sâm để uống trong ngày, nấu cháo nhân sâm…
Trên đây là những thông tin xung quanh 5 loại sâm quý của Việt Nam, hy vọng sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho bạn.