Sâm đất có đặc điểm hình thái, công dụng, cách dùng và giá bán

Sâm đất không đơn thuần chỉ là nguyên liệu dùng để làm thức ăn mà từ lâu còn được dùng như vị thuốc chữa bệnh. Vậy sâm đất là gì, những đặc điểm hình thái nhận dạng của sâm cách dùng và giá bán ra sao Sâm Việt Nam Onplaza mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÂM ĐẤT

Củ sâm đất có đặc điểm hình thái gì

Củ sâm đất có đặc điểm hình thái gì

Tên gọi của sâm đất

– Tên gọi khác: Sâm rừng, sâm đất rừng sâm nam, sâm quy bầu…

– Tên khoa học: Boerhavia diffusa L

– Họ: Hoa phấn (Nyctaginaceae)

Sâm đất là gì?

Sâm đất là giống cây có nguồn gốc từ Trung Mỹ và du nhập vào Việt Nam từ khoảng những năm 1909, chủ yếu phát triển tự nhiên và mọc hoang. Sâm đất thường mọc tại các tỉnh miền núi, được biết đến với hai công dụng chính là làm thuốc và làm thức ăn.

Đặc điểm của cây sâm đất

Sâm đất là giống cây thuốc quý, thân thảo, nhẵn, mọc đứng và phân nhánh bên dưới. Rễ của cây có màu vàng nhạt, phát triển thành củ, lá mọc so le, dạng hình trứng ngược hoặc hình trái xoan, phần gốc lá thót lại và cuống lá sâm đất rất ngắn. Mỗi lá dài khoảng 5-7cm, rộng khoảng 2-4 cm, phiến lá dày và mép lá hơi lượn sóng, cả 2 mặt lá đều xanh bóng.

Hoa sâm đất có màu hồng, hoa nhỏ, mọc tại ngọn thân và các nhánh. Những quả sâm đất nhỏ, mọng và khi chín có màu đỏ nâu. Hạt sâm đất rất nhỏ, màu đen nhánh, hình dẹt.

Khu vực phân bố sâm đất

Cây sâm đất mọc hoang ở rất nhiều nơi nhưng tập trung nhiều nhất ở khu vực trung du miền núi.

Bộ phận sử dụng

Toàn cây sâm đất đều có thể dùng làm vị thuốc, bao gồm cả lá, thân và củ nhưng phần củ vẫn là thông dụng nhất.

Phân bố

Thu hái và sơ chế

Lá và thân cây sâm đất có thể thu hái quanh năm nhưng với phần rễ thì thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào mùa thu. Sau khi thu hái, đem rửa sạch dược liệu rồi có thể phơi hoặc sấy cho khô.

Sâm đất có mấy loại?

Cây sâm đất được chia làm 3 loại, mỗi loại co stene và đặc điểm khác nhau:

– Thổ nhân sâm: Là loài thực vật thuộc họ rau sam, còn có tên khoa học khác như cao ly, sâm thảo, giả nhân sâm, đông dương sâm.

– Mồng tơi: Sâm này có tên khoa học là Talium Fructicosum và thuộc họ rau Sam.

– Sâm nam: Hay còn được gọi là sâm quý bà, tên khoa học là Boerhavia diffusa L..

SÂM ĐẤT CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Thành phần của cây sâm đất Việt Nam

Theo các nghiên cứu, cây sâm đất có chứa thành phần bao gồm  hoạt chất pectin tương đối dồi dào. Phần rễ cây có chứa alkaloid có hoạt tính là punarnavine 0,01%. Ngoài ra, phần rễ của cây sâm đất còn chứa gôm, nitrat kalium, tinh bột,…

Tác dụng của cây sâm đất

Ăn củ sâm đất có tác dụng gì? Rất nhiều người thường đặt câu hỏi này khi có nhu cầu tìm củ sâm đất rừng hoặc đơn giản chỉ để tìm cây sâm đất. Theo đó, sâm đất mang đến nhiều công dụng khác nhau như:

– Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Theo Đông y, cây sâm đất có vị ngọt, tính bình có công dụng giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu. Những nghiên cứu y học hiện đại cũng chi thấy, loại cây này có khả năng thúc đẩy tiểu tiện nhờ cơ chế kích thích D – amino oxidase, đồng thời ức chế succinic dehydrogenase tại thận.

Hơn thế nữa, trong thành phần củ sâm đất có chứa  fructooligosaccharides, có tác dụng  hỗ trợ cơ thể không hấp thu đường đơn. Đồng thời giúp làm giảm glucose có trong gan và tăng khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể. Do đó, những người bị bệnh tiểu đường nên sử dụng cây sâm đất, cụ thể là củ sâm đất để hỗ trợ điều trị bệnh.

– Hỗ trợ cho hệ tim mạch

Theo nghiên cứu, những hoạt chất Fructooligosaccharides có trong củ sâm đất có khả năng chuyển hóa thành carbohydrate, polyphenol, hỗ trợ giúp giảm lượng natri trong máu, cải thiện tình trạng hạ đường huyết, củng cố sức khỏe của tim mạch.

Bên cạnh đó, nếu dùng sâm đất hàng ngày còn có công dụng điều hòa huyết áp điều trị chứng cao huyết áp, hạn chế tối đa tình trạng huyết áp đột ngột tăng cao.

– Hỗ trợ làm nhuận tràng, điều trị táo bón và trĩ

Nhiều trường hợp ăn uống khó tiêu, dùng sâm đất sẽ giúp làm giảm trừ gaz trong hệ tiêu hóa, từ đó giúp làm giảm cơn đau bụng. Không những thế, sâm đất còn giúp điều trị táo bón, giảm các bệnh về táo bón, đặc biệt là trĩ.

– Hỗ trợ giảm cân

Với những người thừa cân, béo phì, sâm đất mang đến nhiều lợi ích khác nhau. Khi ăn sâm đất, bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn, từ đó ít tiêu thụ các thức ăn khác và đẩy nhanh quá trình bài tiết ra khỏi cơ thể.

– Hỗ trợ giải độc, mát gan

Một trong những công dụng chính của cây sâm đất là giúp mát gan, thanh lọc cơ thể và giải nhiệt. Mỗi ngày chỉ cần dùng khoảng 10-15g sâm đất khô và sắc lấy nước uống thay trà hoặc tán thành bột mịn để uống. Ngoài ra, người dùng có thể dùng lá sâm đất để nấu canh ăn mỗi ngày.

– Hỗ trợ điều trị ho lâu ngày, hen suyễn

Theo Đông y, sâm đất có công dụng giải độc, long đờm. Đặc biệt, rễ sâm đất có công dụng điều trị ho giai dẳng rất tốt.

Cách dùng và Liều dùng của sâm đất

Cách sử dụng sâm đất Hiệu Quả

Cách sử dụng sâm đất Hiệu Quả

– Cách dùng: Có thể dùng sâm đất ở dạng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng một số loại thảo dược khác. Tùy theo mục đích sử dụng và điều trị mà có thể dùng ở dạng cao lỏng, bột, nước sắc hoặc cồn.

– Liều dùng: Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có cơ sở đủ thuyết phục để xác định giới hạn lượng sâm đất nhiều nhất có thể dùng mỗi ngày. Tuy nhiên, người dùng không nên lạm dụng.

Lưu ý khi sử dụng sâm đất sâm đất

– Phụ nữ mang thai không nên sử dụng sâm đất.

– Cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng sâm đất để tránh gây ngộ độc khi dùng sai cách hoặc quá liều.

Sâm đất ngâm rượu là một trong những cách chế biến cây sâm đất phổ biến và rất tốt cho sức khỏe, được phái mạnh yêu thích. Vậy cây sâm đất ngâm rượu có tác dụng gì?

Thông thường, người ta chủ yếu dùng củ sâm đất để ngâm rượu. Sau khi ngâm rượu xong, những công dụng kể trên vẫn được giữ nguyên. Không những thế, củ sâm đất ngâm rượu có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện sinh lý, tăng cường sinh lực cho phái mạnh.

Giá sâm đất là bao nhiêu  nhiều tiền 1kg?

Do đây là loại thực phẩm rất ngon và bổ dưỡng nên giá bán sâm đất được nhiều người quan tâm. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị trồng rau sâm đất, cây sâm đất nên giá cũng không quá đắt đó. Theo tham khảo của Sâm Việt Nam Onplaza chúng tôi:

– Mức giá sâm đất tại vườn chỉ khoảng 15.000 đồng/kg

– Mức giá sâm đất mua sỉ khoảng 23.000 – 35.000 đồng/kg.

– Mức giá sâm đất mua lẻ khoảng 50.000-60.000 đồng/kg.

Trước kia, người dân chưa quen dùng cây sâm đất nhưng nếu ăn quen dần sẽ cảm thấy rất ngon. Không ít gia đình thường mua vài chục kg để ăn dần. Ngoài ngâm rượu hoặc nấu canh sâm đất, người dùng có thể ép nước uống hàng ngày.

Một loại sâm khác được rất nhiều người sử dụng nhưng giá cũng khá rẻ đó là Đan sâm Đan sâm phân bố nhiều ở các tỉnh vùng núi phía bắc nước ta, đặc biệt là các tỉnh có vùng biên giới giáp với Trung Quốc như Tỉnh Tứ Xuyên, An Huy, Sơn Tây, Hà Bắc.

 

Rate this post